Tự do của con người sẽ bị giam cầm

nếu họ không biết sống theo chân lư


 

 

Đức Ông Vitaliano Mattioli, giáo sư dạy ở Đại Học Ṭa Thánh Urban và là phó chủ tịch của Viện Giáo Hoàng Thánh Apollinare, trong cuốc sách mới nhất của ḿnh, mang tựa đề “Liberta Imprigionata” - “Một Tự Do Bị Ngục Tù”, do Segno Publishers xuất bản, đă chủ trương rằng không có sự thật th́ tự do bị ngục tù. Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, tác giả đă cắt nghĩa về đề tài chính được tác phẩm của ngài bàn giải, đó là mối liên hệ giữa sự thật và tự do.


Vấn:     Tại sao ngài chọn đầu đề này cho tác phẩm của ḿnh?


Đáp:     Qua một số năm tôi đă muốn viết về một điều ǵ đó liên quan tới lập luận này. Tôi nhận thấy nơi dân chúng mộỉt khuynh hướng thực hiện những việc chọn lựa tiêu cực làm cho họ bị giam cầm. Bằng việc coi tự do của con người là một cái ǵ “bất chấp” là cá nhân không giải phóng ḿnh mà là xiềng xích ḿnh lại, ở chỗ họ giam nhốt tự do của họ lại.


Con người không c̣n “làm chủ” của chính ḿnh nữa; quan niệm sai lạc của họ về đời sống và sự hiện hữu đẫn họ tới chỗ diệt vong. Tôi phân tách một vài thứ xích xiềng tiêu biểu này ở phần chính của cuốn sách. Tóm lại, tất cả những thứ xích xiềng này đều phát xuất từ một chủ trương không mới mẻ ǵ, song tái diễn trước sau khắp các thế kỷ, đó là chủ trương sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu.


Bởi thế mới có phụ đề “Luận Đề về Việc Con Người Tự Diệt”. Làm sao có thể tránh được thảm họa này? Cần phải đề cập ngay tới h́nh ảnh Chúa Kitô, vị duy nhất có thể trả lại cho con người tự do nguyên thủy của họ.


Vấn:     Trong Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lư – Veritatis Splendor”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhấn mạnh rằng không có tự do nếu thiếu chân lư, một khẳng định được Huấn Quyền của Giáo Hội tiếp tục lập đi lập lại. Đức ông có thể nói cho chúng tôi biết về khía cạnh này chăng?


Đáp:     Con người đă tách rời cặp “tự do/chân lư” này ra. Họ muốn dập tắt đi sự thật về Thiên Chúa, không c̣n coi Ngài là Đấng Hóa Công và là nguồn gốc của tất cả những ǵ là tốt lành thiện hảo nữa, là nguyên lư của hữu thể, và là Đấng làm cho tất cả được hiện hữu.


Bằng việc loại trừ đi Vị Thiên Chúa siêu việt này mới hiện lên một con người kiểu nhân vật Hy Lạp Promethean (biệt chú của người dịch: Prometheus đă đánh cắp lửa của các thần mà trao cho con người, bị Zenus xích lại và được Heracles giải cứu). Một sự thật khác cũng bị phủ nhận ở đây nữa đó là sự thật về con người. Là một tạo vật, họ cảm thấy ḿnh là hóa công. Bằng việc chối bỏ một Thiên Chúa hóa công, họ đă đặt ḿnh vào việc sản xuất ra con người. Phủ nhận một vị Thiên Chúa lập pháp, con người trở thành luật kệ cho chính ḿnh. Bởi thế mới có thứ Quốc Gia luân thường đạo lư.


Bằng việc chối bỏ những sự thật ấy, tự do cũng bị thủ tiêu, chẳng những nơi cá nhân mà c̣n nơi cả quan điểm về chính trị nữa. Khi con người đứng ở trên một cái bệ, sau khi hạ bệ thần tính xuống, con người coi ḿnh là thần, nhưng không phải là một vị Thiên Chúa là cha, mà là một vị Thiên Chúa làm chủ, một nhà độc tài chuyên chế. Các thứ quyền lợi của con người không c̣n được đếm xỉa tới nữa. Con người tự giáng ḿnh xuống một cuộc sống đầy những cầm buộc. Như thế là họ đă làm mất đi quyền tự do hiện hữu của họ.


Bằng việc loại trừ Thiên Chúa, con người coi ḿnh được miễn trừ để rồi cho ḿnh được quyền sống thả lỏng theo đam mê. Chính bản thân họ, không c̣n tác hành nữa mà là những thứ đột hứng và thị hiếu thiếu lành mạnh của họ là những ǵ làm chủ và chi phối họ. Một khi tiến tới chỗ này là con người có thể thực hiện bất cứ một thứ lầm lạc nào.


Lư do Huấn Quyền của Giáo Hội nhấn mạnh rất nhiều đến việc bênh vực cặp tự do / chân lư này không những v́ Giáo Hội muốn cho thấy quan điểm của Kitô giáo về đời sống mà là để ngăn ngừa con người, bất cứ là ai, khỏi đi đến chỗ tự diệt.


Vấn:     Hiện t́nh ở Âu Châu là một thí dụ điển h́nh cho thấy cái xung khắc giữa sự thật và tự do. Việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của Âu Châu đă bị loại trừ nhân danh việc tôn trọng hơn nữa vị thế của trạng thái thế tục và quyền tự do tôn giáo. Đức ông nghĩ ǵ về vấn đề này?


Đáp:     Trong cuốn sách của tôi, khi nói đến cái sợi giây xích cột thứ ba là “tâm thức trần thế”, tôi phân tích cái khác nhau giữa trạng thái thế tục và trạng thái duy thế tục. Đức Piô XII đă không sợ chấp nhận một cách dứt khoát “một chủ nghĩa thế tục lành mạnh của quốc gia”. Chủ nghĩa thế tục chấp nhận tính cách đa diện tôn giáo và thấy tính cách này là những ǵ thăng hóa.


Trong một bài diễn từ ở Assisi (15/10/2004), Marcello Pera, chủ tịch thượng viện Ư quốc, đă nói rằng: “chủ nghĩa thế tục là một nguyên tắc tự lập, khoan dung, tôn trọng các niềm tin tưởng, các thứ tín ngưỡng và các thứ triết lư”.


Trái lại, một quốc gia chối bỏ thực tại tôn giáo, hay coi tôn giáo thuộc về lănh vực chủ quan là một quốc gia duy thế tục. Bởi thế, thực tế mới cho thấy rằng đời sống tôn giáo không có quyền công dân ở quốc gia duy thế tục, một quốc gia cần phải biến đổi thành một quốc gia có luân thường đạo lư.


Âu Châu muốn coi ḿnh là thế tục mà thật ra nó đang trở nên duy thế tục. Đó là lư do về việc nó cương quyết không công nhận các căn gốc của Kitô Giáo trong lời mở đầu của bản hiến pháp của ḿnh.


Theo ông Marcello Pera, “chủ nghĩa thế tục là vấn đề ngược hẳn. Có những lúc một ư hệ trở thành một thứ tôn giáo thậm chí có thể trở thành một thứ tôn giáo mù quáng, tŕ độn và cuồng tín”. Có lẽ thứ tôn giáo thế tục này, hơn bất cứ một tôn giáo nào khác, đang dẫn giải cho thấy việc loại bỏ các căn gốc Kitô Giáo của Âu Châu nơi Lời Mở Đầu của Bản Hiệp Ước ấy. Ở đây, Âu Châu đang bắt đầu biểu lộ tính cách bất khoan dung đáng lo ngại.


Vấn: Nhân danh quan niệm tự do hơn về gia đ́nh, chúng ta đang chứng kiến thấy một ước muốn nới rộng gia đ́nh cho cả thành phần các cặp đồng tính luyến ái, cho phép họ được nhận nuôi con cái. Đức ông nghĩ thế nào?


Đáp: Trước hết tôi xin nhấn mạnh đến vấn đề tuyệt đối tôn trọng thành phần đang lâm vào t́nh trạng này. Nói như thế là nh́n nhận các cặp đồng tính luyến ái là một trong những hậu quả của việc chấp nhận một Quốc Gia duy thế tục.


Khi t́nh trạng vô chủ thay thế cho quyền tự do (là khả năng tác hành hợp với lư trí đúng đắn) th́ mọi sự trở thành được phép. Tôi có luật lệ riêng của tôi và tôi cần phải tiến đến chỗ làm cho quốc gia công nhận theo pháp lư các ước muốn của tôi.


Gia đ́nh bao giờ cũng được coi là một cuộc hiệp nhất giữa một con người có nam tính với một con người có nữ tính, một thứ gia đ́nh được xă hội nh́n nhận. Việc chống đối ở đây không phải là chống đối vấn đề chọn lựa cá nhân giữa hai con người mà là về chống đối vấn đề áp lực đối với cơ cấu lập pháp để làm cho việc chọn lựa này thành b́nh thường nhờ đó cũng hợp lư.


Vấn đề những cặp vợ chồng đồng tính nhận con nuôi lại càng là vấn đề xẩy ra đúng như thế hơn nữa. Tất cả những ǵ tâm lư cho thấy đó là nhu cầu cần phải có nhân vật nam tính cũng như nhân vật nữ tính trong việc giáo dục con cái. Trái lại, ở đây, lại là vấn đề bắt buộc các nhà lập pháp đi ngược hướng với tất cả mọi nguyên tắc lành mạnh của thiên nhiên, cũng như những nhận định hiển nhiên nhất của khoa học liên quan đến việc phát triển cân bằng của một con người.


Vấn đề thích thú nhất thời cũng là vấn đề chi phối ở đây nữa. Đó là vấn đề t́m thỏa măn buông thả bất cứ ước muốn nào, là những ǵ cho thấy hoa trái của cái tôi và vấn đề không t́m thị6n ích của người khác.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 12/11/2004